Những năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời đại số, với các bạn trẻ hẵn đã nghe khá nhiều về nghề Tester nhỉ? Nhưng tôi chắc chắn rằng số người chưa hiểu rõ về công việc của một Tester là làm những gì? Tuyển dụng một Tester ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến ngành nghề này, vậy hãy theo dõi hết bài viết ngay sau đây cùng chúng tôi nhé!
Nghề Tester là làm những gì?
Với một ngành nghề mới hẵn bạn sẽ khá mông lung về khái niệm của nó. Vậy bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là những người được tuyển dụng để kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện lỗi sai và bất kỳ vấn đề phát sinh nào trong quá trình kiểm tra và điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm đó.
Cũng như các ngành nghề khác, Tester cũng có rất nhiều mảng khác nhau như QA, QC và còn có Manual Tester và Automation Tester.
Bạn có thể hiểu Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công. Với vị trí này thì thường không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng lại đòi hỏi bạn phải rành mảng test manual, có đam mê và tư duy tốt.
Những người Tester sẽ đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.
Vậy nhiệm vụ của mỗi Tester là gì?
- Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm
- Trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không
- Hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng
Một số các kỹ năng cần thiết bạn nên chuẩn bị trước
Khả năng phân tích
Đây là kỹ năng mà hầu hết người đi làm cần trang bị cho bản thân. Một Tester có kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạp thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ, điều đó sẽ giúp ban nâng cao cả hiệu quả lẫn hiệu suất công việc để đat kết quả tối đa.
Thói quen học hỏi
Người có tinh thần học hỏi rất dễ trở thành một tester thành công. Các kỹ năng bạn không thể học ở bất cứ trường lớp nào mà phải chính bạn tự trải nghiệm để học hỏi từ công việc và cuộc sống và áp dụng vào các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm.
Chính vì vậy các Tester sẽ thường xuyên phải tự phân tích, học hỏi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.
Với sự thay đổi và cải tiến không ngừng của công nghệ trong thời đại mới các Tester cũng cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng để kịp thời thích nghi với những biến chuyển ấy.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Một Tester không thể làm việc độc lập mà thường phải làm việc nhóm hoặc trong các dự án hợp tác. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuyển tiếp thông tin và cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra bạn đã làm.
Nếu bạn không giỏi kỹ năng giao tiếp thì sẽ rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý tưởng mà bạn đang theo đuổi.
Bạn có thể tham khảo “Khóa học Tester cho người mới bắt đầu” tại link này. Chúc bạn tìm được nhiều thông tin hữu ích nhất ở khoá học này nhé!
Hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các Tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác, nhất là Developer.
Công việc của một Tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm, trong đó, Developer đảm nhiệm hoàn thiện phần mềmvà Tester sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm.
Không những thế một Tester còn cần phải có kỹ năng thiết kế, có kĩ năng tiếng Anh và có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.
Muốn trở thành một Tester giỏi không khó, đó là kết quả của quá trình không ngừng cải thiện bản thân, trau dồi kỹ năng và tận tâm trong công việc.